GS, NSND Trần Bảng, cây đại thụ của nghệ thuật chèo qua đời

18/07/2023 - 17:43  

Theo thông tin từ nghệ sĩ, đạo diễn Trần Lực, bố của anh là GS, NSND Trần Bảng, người được mệnh danh là “cụ trùm chèo thời nay”, đã qua đời sáng 19/7, thọ 97 tuổi.

GS, NSND Trần Bảng và con gái Trần Thị Mây và con trai NSƯT Trần Lực. (Ảnh: Trang cá nhân nghệ sĩ Trần Lực)
GS, NSND Trần Bảng và con gái Trần Thị Mây và con trai NSƯT Trần Lực. 

GS, NSND Trần Bảng từng có hơn 50 năm gắn bó với nghề đạo diễn chèo, với sân khấu chèo. Ông cũng là người có nhiều đóng góp trong việc sưu tầm, bảo tồn các vở chèo cổ, cải biên, xây dựng các vở chèo mới, viết kịch bản chèo, cũng như viết sách nghiên cứu về nghệ thuật chèo. Ông sinh năm 1926, quê ở xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng, là con trai nhà văn Trần Tiêu và cháu gọi nhà văn Khái Hưng là bác ruột. Ngay từ nhỏ ông đã say mê văn chương, kịch nghệ nước ngoài. Hai mươi tuổi, ông đã đọc được sách Hán Nôm, thông thạo nhiều ngoại ngữ.

NSND Trần Bảng là đạo diễn, soạn giả và nhà nghiên cứu chèo. Ông được nhận Giải thưởng Nhà nước đợt II (2001) và Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học - nghệ thuật đợt 5 (2017). Ông sinh năm 1926, quê ở xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng, là con trai nhà văn Trần Tiêu và cháu gọi nhà văn Khái Hưng là bác ruột. Ngay từ nhỏ ông đã say mê văn chương, kịch nghệ nước ngoài. Ông đọc được sách Hán Nôm, thông thạo tiếng Pháp và biết tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Nga. Sau Cách mạng tháng 8, ông tham gia kháng chiến chống Pháp. Năm 1951, ông tham gia vào Đoàn Văn công Trung ương, cùng tổ kịch với Thế Lữ, Song Kim, Nguyễn Hoài... Ở đây, ông bắt đầu đến với nghệ thuật chèo. Năm 1957, ông và Bùi Đức Hạnh, Hoàng Kiều, Hà Văn Cầu, Hồ Ngọc Cẩn cùng các nghệ nhân Trùm Thịnh, Cả Tam, Lý Mầm, Năm Ngũ thành lập Ban nghiên cứu chèo. Ở đây ông đã khai thác, bảo tồn các vở chèo cổ, lưu giữ các lớp trò của các nghệ nhân. Ngoài ra, ông còn dàn dựng nhiều vở chèo hiện đại như Lọ nước thần, Tình rừng, Cờ giải phóng, Đường đi đôi ngả, Máu chúng ta đã chảy... Ông đã đạt Huy Chương Vàng tại Hội diễn Sân khấu toàn quốc năm 1962 cho vở chèo Súy Vân.

Sự ra đi của NSND Trần Bảng là một mất mát lớn đối với sân khấu Việt Nam 

Ngoài công việc đạo diễn, ông còn viết nhiều kịch bản chèo, như: Con trâu hai nhà, Đường đi đôi ngả, Cô gái và anh đô vật, Tình rừng, Chuyện tình 80 năm, Máu chúng ta đã chảy... Ông đã viết một số cuốn sách nghiên cứu về chèo như Khái luận về Chèo, Kỹ thuật biểu diễn Chèo, Chèo - Một hiện tượng Sân khấu dân tộc...

GS, NSND Trần Bảng đã được trao Giải thưởng nghiên cứu của Hội nghệ sĩ Việt Nam năm 1995, Giải thưởng văn học đề tài công nhân của Tổng Công đoàn Việt Nam 1974 (kịch bản chèo Tình rừng).

Ông cũng từng giữ chức Giám đốc Nhà hát Chèo Trung ương (nay là Nhà hát Chèo Việt Nam), Vụ trưởng Vụ Nghệ thuật Sân khấu Bộ Văn hóa-Thông tin, Phó Tổng thư ký Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam khoá I (1957). Ông được nhận học hàm Giáo sư và danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân (1993). Ngoài ra, NSND Trần Bảng còn là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Ông kết hôn với NSƯT Trần Thị Xuân, cũng là một diễn viên chèo. Hai người con của ông là diễn viên, đạo diễn Trần Lực và họa sĩ, kiến trúc sư Trần Thị Mây.

Năm 2001, ông nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật đợt II. Năm 2017, ông được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt 5.

T.H

Bài viết khác

Cục Nghệ thuật biểu diễn công bố các Quyết định bổ nhiệm ngạch Chuyên viên chính: Khẳng định năng lực, tinh thần cống hiến

07/05/2025 - 16:01

Sáng ngày 7/5/2025, tại trụ sở Cục Nghệ thuật biểu diễn đã diễn ra Lễ công bố các Quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc bổ nhiệm và xếp lương ngạch Chuyên viên chính đối với bốn công chức thuộc Cục Nghệ thuật biểu diễn.

XÚC ĐỘNG NHÌN LẠI CHƯƠNG TRÌNH NGHỆ THUẬT ĐẶC SẮC “MÙA XUÂN THỐNG NHẤT” - DẤU SON KHÉP LẠI CHUỖI HÀNH TRÌNH TỎA SÁNG

03/05/2025 - 13:00

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Mùa xuân thống nhất” vào tối 29/4 tại TP.HCM, đã diễn ra trong không khí trang trọng, xúc động và đầy tự hào.

KHÁT VỌNG HÒA BÌNH VÀ LÒNG KIÊU HÃNH CỦA DÂN TỘC TẠI LỄ KỶ NIỆM TRỌNG THỂ 50 GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC

30/04/2025 - 16:31

Lễ kỷ niệm và diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước không chỉ là dịp tri ân chiến thắng vĩ đại 30/4/1975 mà còn là lời khẳng định hùng hồn về tầm vóc lịch sử của dân tộc Việt Nam trong hành trình giành lại độc lập, tự do và thống nhất non sông. Đây cũng là dịp phát huy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.

Kỷ niệm trọng thể 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

30/04/2025 - 08:45

Sáng nay 30.4, tại TP.HCM, Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023-2025 tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975-30.4.2025).

Tổng Bí thư Tô Lâm dự chương trình nghệ thuật “Mùa xuân thống nhất” tại TP.HCM

29/04/2025 - 22:34

Tối 29.4, tại TP.HCM đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt “Mùa xuân thống nhất”. Chương trình do Bộ VHTTDL chủ trì, phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và UBND TP.HCM tổ chức.

Hùng tráng chương trình chính luận nghệ thuật “Hẹn ước Bắc - Nam”

23/04/2025 - 05:48

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tối 22.4, Chương trình chính luận nghệ thuật “Hẹn ước Bắc - Nam” với sân khấu thực cảnh lớn nhất từ trước đến nay đã được tổ chức tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội.