Người nhạc sĩ nặng lòng với dân ca Tây Bắc

22/06/2015 - 15:15  

(NTBD) - Nhắc đến Vương Khon, không chỉ nhân dân Tây Bắc mà rất nhiều người yêu thích văn hóa nghệ thuật truyền thống cũng đều biết tiếng. Ông là một trong những nhạc sĩ đặc biệt thành công trong việc đưa giai điệu và ca từ của dân ca dân tộc thiểu số vào các ca khúc, nhất là dân ca Thái.

Nghệ sĩ Vương Khon bên bộ sưu tập nhạc cụ truyền thống dân tộc.

Gắn bó cả đời với núi rừng, nâng niu chắt lọc từng điệu dân ca, dân vũ của đồng bào nơi đây, ông đã viết hơn 200 ca khúc ngợi ca quê hương, đất nước, con người.
Sinh ra tại Mường So, Phong Thổ (Lai Châu), cái nôi văn hóa lớn của dân tộc Thái, nhạc sĩ Vương Khon năm nay đã trải qua 68 mùa xuân, trong đó có tới 48 năm tuổi nghề. Từ thuở nhỏ, ông được nghe, được cảm và đã say mê những lời ca, điệu hát ngọt ngào, đậm đà bản sắc của người vùng cao trong những buổi chợ phiên, những ngày lễ, Tết, hội hè... Với tình yêu và quyết tâm chắp cánh cho nghệ thuật dân tộc bay cao, vươn xa, năm 18 tuổi, chàng thanh niên người dân tộc Thái Vương Khon theo học Trường Văn hóa-nghệ thuật Tây Bắc, đồng thời cũng miệt mài tự rèn luyện, nghiên cứu các chất liệu âm nhạc dân gian. Sau này, ông từng công tác tại Đoàn văn công Sơn La, Đoàn nghệ thuật tỉnh Điện Biên, Lai Châu và trở thành người cán bộ văn hóa nhiệt tình, mẫn cán, không quản ngại khó khăn để đặt chân tới mọi vùng miền xa xôi phục vụ nhân dân. Nhiều nhạc phẩm của nhạc sĩ Vương Khon trở thành bài ca của quê hương, là biểu tượng, là niềm tự hào như: "Người đẹp Mường Then", "Điệu xòe thương nhau", "Điện Biên mùa ban trắng", "Bên suối Mường So", "Say Mông dạy chữ", "Sìn Hồ quê anh và em"...
Có thể nói, ngoài năng khiếu và những kiến thức âm nhạc bài bản ra thì lòng yêu quê hương dào dạt, sự thấu hiểu văn hóa Tây Bắc của nhạc sĩ Vương Khon đã giúp ông có được cái chất riêng hiếm có giữa nhiều nhạc sĩ, nhà thơ cũng sáng tác về đề tài này. Dựa trên sự phong phú, độc đáo của dân ca, dân vũ Thái, Mông, Xá, Khơ Mú, các loại nhạc cụ truyền thống (khèn, tính tẩu), nhiều sáng tác của nhạc sĩ Vương Khon rất phổ biến trong văn nghệ quần chúng hoặc chuyên nghiệp, được biểu diễn trong các sự kiện, lễ hội, Tết cổ truyền của nhiều vùng từ miền núi Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, cho đến Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An... Những lời ca như "Mường Thanh là Mường Trời, sinh ra người con gái Thái", "Inh lả ơi sao noọng ời", "Em lung linh trong điệu xòe, như cành ban trắng mùa xuân"... vừa dễ nghe, dễ thuộc, lại hết sức đậm đà bản sắc văn hóa vùng cao.
Không chỉ sáng tác bài hát hay phổ nhạc cho thơ, nhạc sĩ Vương Khon còn dày công sưu tầm và gìn giữ nhiều điệu hát, điệu múa của đồng bào dân tộc thiểu số. Các truyền thuyết cổ lưu truyền trong dân gian như sự tích hoa ban, chuyện nàng Han đánh giặc... cũng được ông khéo léo lồng vào các bài hát của mình. Lời ca phản ánh chân thực cuộc sống muôn màu muôn vẻ, tâm tư tình cảm của đồng bào các dân tộc khu vực Tây Bắc. Tâm huyết của người nhạc sĩ tài hoa đã được công nhận qua rất nhiều giải thưởng của Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội Văn học-Nghệ thuật, Bộ Quốc phòng...
Hiện nhạc sĩ Vương Khon vẫn làm cố vấn cho nhiều chương trình nay, tuy tuổi đã cao nhưng nghệ thuật, góp phần đào tạo thế hệ nghệ sĩ kế cận và ấp ủ những dự định âm nhạc mới. Mặc dù nhiều lần được mời về xuôi nhưng ông đã chọn ngôi nhà nhỏ tựa lưng vào núi, trông ra mặt hồ ở thành phố Lai Châu để ngày ngày cần mẫn, say mê không ngừng với công việc sáng tác, nghiên cứu, đem đến cho miền đất đang dựng xây này những ca khúc mới mẻ và đầy tự hào. Để rồi những bài hát của nhạc sĩ Vương Khon lại tiếp tục được vang lên qua những bản mường gần xa, qua nương lúa đồi ngô, trong ánh lửa điệu xòe, trong cả phố xá đang thay da đổi thịt ở miền Tây Bắc.

Nguồn: ND

Bài viết khác

Cục Nghệ thuật biểu diễn công bố các Quyết định bổ nhiệm ngạch Chuyên viên chính: Khẳng định năng lực, tinh thần cống hiến

07/05/2025 - 16:01

Sáng ngày 7/5/2025, tại trụ sở Cục Nghệ thuật biểu diễn đã diễn ra Lễ công bố các Quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc bổ nhiệm và xếp lương ngạch Chuyên viên chính đối với bốn công chức thuộc Cục Nghệ thuật biểu diễn.

XÚC ĐỘNG NHÌN LẠI CHƯƠNG TRÌNH NGHỆ THUẬT ĐẶC SẮC “MÙA XUÂN THỐNG NHẤT” - DẤU SON KHÉP LẠI CHUỖI HÀNH TRÌNH TỎA SÁNG

03/05/2025 - 13:00

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Mùa xuân thống nhất” vào tối 29/4 tại TP.HCM, đã diễn ra trong không khí trang trọng, xúc động và đầy tự hào.

KHÁT VỌNG HÒA BÌNH VÀ LÒNG KIÊU HÃNH CỦA DÂN TỘC TẠI LỄ KỶ NIỆM TRỌNG THỂ 50 GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC

30/04/2025 - 16:31

Lễ kỷ niệm và diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước không chỉ là dịp tri ân chiến thắng vĩ đại 30/4/1975 mà còn là lời khẳng định hùng hồn về tầm vóc lịch sử của dân tộc Việt Nam trong hành trình giành lại độc lập, tự do và thống nhất non sông. Đây cũng là dịp phát huy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.

Kỷ niệm trọng thể 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

30/04/2025 - 08:45

Sáng nay 30.4, tại TP.HCM, Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023-2025 tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975-30.4.2025).

Tổng Bí thư Tô Lâm dự chương trình nghệ thuật “Mùa xuân thống nhất” tại TP.HCM

29/04/2025 - 22:34

Tối 29.4, tại TP.HCM đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt “Mùa xuân thống nhất”. Chương trình do Bộ VHTTDL chủ trì, phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và UBND TP.HCM tổ chức.

Hùng tráng chương trình chính luận nghệ thuật “Hẹn ước Bắc - Nam”

23/04/2025 - 05:48

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tối 22.4, Chương trình chính luận nghệ thuật “Hẹn ước Bắc - Nam” với sân khấu thực cảnh lớn nhất từ trước đến nay đã được tổ chức tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội.