Tờ Trình V/v đề nghị truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho cố Nhạc sĩ Văn Cao
Số/ký hiệu: 16/TTr-BVHTTDL
Ngày ban hành: 17/02/2016
Cơ quan ban hành: BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
Loại văn bản: Tờ trình
Toàn văn:
Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ
Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2005 và năm 2013;
Căn cứ Nghi định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thi đua, Khen thưởng; Nghị định 39/2012/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP của Chính phủ và Nghị định 65/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013;
Xét thành tích đặc biệt xuất sắc của cố Nhạc sĩ Văn Cao đối với nền âm nhạc Việt Nam;
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trân trọng kính trình Thủ tướng Chính phủ xét trình Chủ tịch nước truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho cố Nhạc sĩ Văn Cao theo tiêu chuẩn quy định tại điểm đ, Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ.
Cố Nhạc sĩ Văn Cao là người có nhiều cống hiến trong nền âm nhạc Việt Nam, là một trong những nhạc sĩ đầu đàn của giới nhạc sĩ nước ta, đã sáng tác nhiều tác phẩm âm nhạc có giá tri, đó là những ca khúc cách mạng gắn với quá trình hoạt động cách'mạng của Ông như: Chiến sĩ Việt Nam (thời gian này ông bắt đầu tham gia hoạt động cách mạng, viết trên Báo Độc Lập, phụ trách Nhà in bí mật Phan Chu Trinh, phụ ừách Đội danh dự trừ gian) sau đó vào cuối năm 1944 đến 1945 viết tác phẩm Tiến quân ca cho lực lượng vũ trang Việt Minh.
Sau cách mạng Tháng Tám, Nhạc sĩ Văn Cao vừa là phóng viên, vừa tham gia trình bày báo Lao động. Ông cùng đồng chí Hà Đăng An chuyên chở tiền bạc và vũ khí vào mặt trận Nam Bộ, cùng thời gian này ông sáng tác các ca khúc: Công nhân Việt Nam, Không quân Việt Nam, Hải quân Việt Nam, Bắc Sơn.. .và là ủy viên Chấp hành Hội Văn hóa cửu quốc.
Kháng chiến toàn quốc, Nhạc sĩ Văn Cao ra liên khu III rồi phụ trách một bộ phận điều tra của Công an Liên khu X ở Lào Cai và viết báo Độc Lập. Thời kỳ này ông đã viết Trường ca Sông Lô, Làng tôi, Ngày mùa, Tiến về Hà Nội và rất nhiều các tác phẩm như Ca ngợi Hồ Chủ tịch, Dưới ngọn cờ giải phóng, Tố khúc đường về, Gửi má thân yêu, Đường dây qua bản mèo, Mùa xuân đầu tiên, Ta đi làm con suối, Hải Phòng mở ra biển lớn-hợp xướng cùng các tác phẩm khí nhạc: Sông tuyến, Hàng dừa xa, Giao hưởng thính phòng Anh bộ đội cụ Hồ...
Ngoài các ca khúc cách mạng, Nhạc sĩ Văn Cao còn được công chúng yêu mến bởi rất nhiều ca khúc trữ tình của ông như Buồn tàn thu, Thiên thai, Trương Chi, Suối mơ, Thu cô liêu, Cung đàn xưa, Đống Đa hành khúc ca, Thăng Long hành khúc ca...
Nhạc sĩ Văn Cao còn là một trong những thành viên tích cực trong Ban vận động thành lập Hội Nhạc sĩ Việt Nam, ông vừa là Hội viên sáng lập Hội Nhạc sĩ Việt Nam và cũng là Hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam và Hội Nhà văn Việt Nam (Là ủy viên Chấp hành khóa I, khóa III Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Phó Tổng'thư ký Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật).
Đặc biệt là tác phẩm “Tiến quân ca” do ông sáng tác đã được chọn làm Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam./.
Nơi nhận
-Như trên;
- Ban TĐKT Trung ương;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Luu: VT, TĐKT, TKV. 11.