“Bất tử với Thăng Long” - Vở cải lương ngợi ca tấm lòng trung hiếu của Tổng đốc Nguyễn Tri Phương

30/09/2022 - 11:10  

Hướng tới ngày Giải phóng Thủ đô 10/10, Nhà hát Cải lương Việt Nam đã ra mắt tác phẩm "Bất tử với Thăng Long", vở cải lương ca ngợi tấm lòng trung hiếu với Thăng Long của Tổng đốc Nguyễn Tri Phương, trong thời gian ông cùng quân, dân Hà Nội quyết tử bảo vệ thành Hà Nội khi bị thực dân Pháp đánh chiếm.

Vở diễn “Bất tử với Thăng Long” kể câu chuyện về đại thần Nguyễn Tri Phương, trong bối cảnh triều đình rối ren giữa việc nên hòa hay nên đánh, Nguyễn Tri Phương đã khẳng khái đứng lên quyết đánh để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ. Ông đã nhận nhiệm vụ bảo vệ thành Hà Nội trước ý đồ xâm chiếm của thực dân Pháp, khi đã ngoài 70 tuổi. Dù thành Hà Nội thất thủ, bị quân địch bắt giữ nhưng ông thà chết không chịu khuất phục. Tấm gương kiên trung của ông trở thành biểu tượng cho khí chất người Hà Nội, một bài ca bi tráng, bất tử. Vở diễn không chỉ khắc họa nhân vật Nguyễn Tri Phương, còn tái hiện sự hy sinh cao đẹp vì đất nước, vì Hà Nội của những người thân trong gia đình Tổng đốc và quân dân Hà Nội.

“Bất tử với Thăng Long” là kịch bản của tác giả Nguyễn Sĩ Chức được chuyển thể cải lương bởi Nguyễn Đình Tự. Tác phẩm được NSND Hoàng Quỳnh Mai dàn dựng cho Đoàn Cải lương truyền thống – Nhà hát Cải lương Việt Nam. Tham gia vở diễn là các diễn viên: Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Thị Hồng Hà, Nghệ sĩ ưu tú Chử Thị Hoa, nghệ sĩ Nguyễn Văn Thuận, Lê Trung Tuấn, Nguyễn Anh Tuấn, Bùi Văn Tuấn, Nguyễn Văn Đạt…

Vở cải lương đã có nhiều lớp cảnh thú vị khi tái hiện khung cảnh thơ mộng của Hồ Tây với nỗi buồn man mác của công chúa Đồng Xuân về quê nhà xứ Huế thân thương. Bên cạnh đó, là lớp cảnh mua chuộc vợ và con Tổng đốc Nguyễn Tri Phương để ép ông dâng thành Hà Nội cho Pháp bằng mưu mô thâm hiểm. Nhưng tất cả đều không làm lay chuyển ý chí bảo vệ thành Hà Nội của Tổng đốc và những người thân của ông.

Đặc biệt, lớp cảnh tái hiện cái chết anh dũng của con trai ông và sự tuẫn tiết của vợ ông trong cuộc chiếm đánh của Pháp rất xúc động. Để giữ trọn tiết khí của một người quân tử, Tổng đốc Nguyễn Tri Phương đã chịu nhiều sức ép từ các bên, nhưng trước sau như một, ông quyết cùng quân và dân Thủ đô bảo vệ thành Hà Nội đến cùng. Tấm lòng trung hiếu với Thăng Long của ông đã được đời đời ghi nhớ và tôn thờ.

Sân khấu của vở "Bất tử với Thăng Long" được thiết kế tiết giản chi tiết và mang hàm ý ẩn dụ. Chiếc ghế vua ngồi cũng vừa là một con thuyền cho các nhân vật biểu diễn. Con thuyền đồng thời là chiếc ghế ấy ngụ ý cho sức mạnh của lòng dân ủng hộ một bậc minh quân.

NSND Hoàng Quỳnh Mai tâm đắc với vở diễn này và muốn mượn câu chuyện của Nguyễn Tri Phương để truyền cảm hứng khát vọng dựng xây đất nước cho thế hệ hôm nay. Nữ đạo diễn cho biết: "Quan tổng đốc Nguyễn Tri Phương chỉ là một chức quan nhỏ thời của cụ nhưng tôi vô cùng tâm đắc trước câu chuyện của cụ, đặc biệt là từ góc nhìn của ngày hôm nay thì sự hi sinh cho Hà Nội của gia đình Nguyễn Tri Phương là điều vô cùng khâm phục".

“Quan điểm của tôi khi dựng vở diễn là thiên về ca hát và phát huy thế mạnh của âm nhạc cải lương. Những làn điệu bài bản, phong phú của cải lương đã chất chứa cảm xúc, truyền đạt hiệu quả xung đột, mâu thuẫn cũng như hành động kịch”, Nghệ sĩ nhân dân Hoàng Quỳnh Mai chia sẻ.

“Bất tử với Thăng Long” ngoài câu chuyện lịch sử đặc sắc trong dịp kỷ niệm 68 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, còn đem đến cho khán giả yêu nghệ thuật sân khấu chất lượng cao, góp phần đưa cải lương lên một vị trí mới trong lòng khán giả yêu nghệ thuật.

Thùy Chi

Bài viết khác

Cục Nghệ thuật biểu diễn công bố các Quyết định bổ nhiệm ngạch Chuyên viên chính: Khẳng định năng lực, tinh thần cống hiến

07/05/2025 - 16:01

Sáng ngày 7/5/2025, tại trụ sở Cục Nghệ thuật biểu diễn đã diễn ra Lễ công bố các Quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc bổ nhiệm và xếp lương ngạch Chuyên viên chính đối với bốn công chức thuộc Cục Nghệ thuật biểu diễn.

XÚC ĐỘNG NHÌN LẠI CHƯƠNG TRÌNH NGHỆ THUẬT ĐẶC SẮC “MÙA XUÂN THỐNG NHẤT” - DẤU SON KHÉP LẠI CHUỖI HÀNH TRÌNH TỎA SÁNG

03/05/2025 - 13:00

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Mùa xuân thống nhất” vào tối 29/4 tại TP.HCM, đã diễn ra trong không khí trang trọng, xúc động và đầy tự hào.

KHÁT VỌNG HÒA BÌNH VÀ LÒNG KIÊU HÃNH CỦA DÂN TỘC TẠI LỄ KỶ NIỆM TRỌNG THỂ 50 GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC

30/04/2025 - 16:31

Lễ kỷ niệm và diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước không chỉ là dịp tri ân chiến thắng vĩ đại 30/4/1975 mà còn là lời khẳng định hùng hồn về tầm vóc lịch sử của dân tộc Việt Nam trong hành trình giành lại độc lập, tự do và thống nhất non sông. Đây cũng là dịp phát huy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.

Kỷ niệm trọng thể 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

30/04/2025 - 08:45

Sáng nay 30.4, tại TP.HCM, Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023-2025 tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975-30.4.2025).

Tổng Bí thư Tô Lâm dự chương trình nghệ thuật “Mùa xuân thống nhất” tại TP.HCM

29/04/2025 - 22:34

Tối 29.4, tại TP.HCM đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt “Mùa xuân thống nhất”. Chương trình do Bộ VHTTDL chủ trì, phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và UBND TP.HCM tổ chức.

Hùng tráng chương trình chính luận nghệ thuật “Hẹn ước Bắc - Nam”

23/04/2025 - 05:48

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tối 22.4, Chương trình chính luận nghệ thuật “Hẹn ước Bắc - Nam” với sân khấu thực cảnh lớn nhất từ trước đến nay đã được tổ chức tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội.