Bế mạc Liên hoan Múa quốc tế - 2024

21/08/2024 - 22:06  

Tối 21/8/2024, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Lễ Bế mạc “Liên hoan Múa quốc tế - 2024” tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Thừa Thiên Huế (41A Hùng Vương, Phú Nhuận, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế).

Ông Tạ Quang Đông, Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch phát biểu tại Lễ Bế mạc

Đến dự Lễ Bế mạc có: Ông Tạ Quang Đông, Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; ông ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch Thường trực Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Bà Trần Ly Ly, Quyền Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn; Bà Trần Hải Vân, Phó Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế, Ông Hà Minh Thắng, Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn cùng toàn thể nghệ sĩ trong nước và quốc tế cùng các cơ quan thông tấn báo chí.

NSND Nguyễn Công Nhạc - Chủ tịch Hội đồng Giám khảo đánh giá về chất lượng Liên hoan

Diễn ra từ ngày 17/8 đến ngày 22/8/2024 tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Thừa Thiên Huế, Liên hoan Múa quốc tế hội tụ gần 500 nghệ sĩ, diễn viên của 17 đơn vị nghệ thuật đại diện cho 09 quốc gia gồm: Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, Cộng hòa Philippines, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Ấn Độ, Cộng hòa Indonesia, Vương quốc Campuchia, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Malaysia và nước chủ nhà Việt Nam.

Ban Tổ chức trao Huy chương Vàng

Phát biểu tại Bế mạc, Thứ trưởng Tạ Quang Đông nhấn mạnh: “Trải qua 04 ngày biểu diễn, các nghệ sĩ, diễn viên đã đem đến cho khán giả yêu nghệ thuật múa nhiều cảm xúc, cái nhìn đa sắc màu và những ấn tượng sâu đậm. Liên hoan không chỉ thể hiện tinh hoa nghệ thuật múa truyền thống, đương đại, mà còn bao hàm trong đó nhiều giá trị lịch sử, văn hóa quý báu của mỗi quốc gia. “Liên hoan Múa quốc tế -2024” đã thực sự là ngày hội nghệ thuật để nghệ sĩ, diễn viên các nước gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong lao động sáng tạo nghệ thuật, giới thiệu, tôn vinh các giá trị độc đáo trong nghệ thuật múa của mỗi quốc gia, góp phần tăng cường tình đoàn kết của cộng đồng quốc tế trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật; đồng thời thúc đẩy mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới.

Ban Tổ chức trao Huy chương Bạc

“Liên hoan Múa quốc tế -2024” đã để lại những tình cảm tốt đẹp trong lòng các nghệ sĩ, diễn viên tham dự và công chúng Việt Nam. Thành công của Liên hoan không chỉ thể hiện sự cố gắng của nước chủ nhà Việt Nam mà còn là sự tham gia nhiệt thành của các đoàn nghệ thuật đại diện cho các quốc gia trên thế giới.

Bên cạnh những thành công của các tiết mục, phần biểu diễn được đầu tư công phu cả về kịch bản, biên đạo, dàn dựng, âm nhạc và kỹ thuật trình diễn… vẫn còn một số tiết mục biểu diễn chưa được đầu tư, quan tâm kỹ lưỡng về mặt chuyên môn và các điều kiện thực hiện. Tôi mong rằng trong các kỳ Liên hoan tới, các cơ quan, đơn vị chức năng phụ trách các đơn vị nghệ thuật tham dự Liên hoan cần tiếp tục quan tâm, đầu tư hơn nữa về con người và cơ sở vật chất cho các tiết mục, có chính sách đãi ngộ để thu hút, bồi dưỡng, đào tạo các lớp nghệ sĩ, diễn viên trẻ, tài năng làm lực lượng kế cận sau này; đối với một số tiết mục, giữa phần kỹ thuật sân khấu, âm nhạc và phần trình diễn của nghệ sĩ, diễn viên cần biên đạo, dàn dựng, tập luyện nhuần nhuyễn hơn, sáng tạo hơn, đồng thời tăng cường các tiết mục mang ý nghĩa giáo dục cao về tư tưởng, thẩm mỹ, gắn với bản sắc văn hoá của mỗi quốc gia.

Các đoàn nhận giải của Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam

Với thông điệp “Hội tụ, sáng tạo - Cùng nhau tỏa sáng”, “Liên hoan Múa quốc tế -2024” đã hoàn thành sứ mệnh thắt chặt thêm tình hữu nghị, đoàn kết và sự hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới, khẳng định văn hóa nghệ thuật có vai trò quan trọng cho sự phát triển chung của các quốc gia’.

Thay mặt Hội đồng Giám khảo, NSND Nguyễn Công Nhạc - Chủ tịch Hội đồng Giám khảo đánh giá về chất lượng Liên hoan: “Với tiêu chí: “Khuyến khích các tác phẩm sáng tác mới mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc của các quốc gia, phản ánh chân thực, sâu sắc, sinh động cuộc sống nhiều màu sắc của xã hội và con người”, các đoàn tham dự Liên hoan đã tạo ra không gian giao lưu văn hóa sống động, đa sắc màu. Từ những tiết mục mang đậm màu sắc văn hóa đến từ đoàn Indonesia, những tiết mục sôi động của đoàn Malaysia, Lào, sự kết hợp giữa âm nhạc dân gian truyền thống Việt Nam với múa dân gian dân tộc Ấn độ hay những tiết mục tập thể mang đậm bản sắc văn hóa dân gian dân tộc của đoàn nghệ thuật Trung Quốc, UAE, Philippines, Campuchia, chúng ta có thể thấy được sự đầu tư trong khâu biên đạo đến từ các đoàn nghệ thuật quốc tế. Điều này càng khẳng định ý nghĩa, vai trò của Liên hoan Múa Quốc tế 2024.

Hội đồng giám khảo của Liên hoan

Trong Liên hoan lần này, các đoàn nghệ thuật Việt Nam đã đạt được những thành công nổi bật thông qua các chương trình biểu diễn và các tác phẩm múa độc lập. Những thành tựu đặc biệt này đến từ một số Nhà hát nghệ thuật chuyên nghiệp cùng với các đơn vị đào tạo nghệ thuật hàng đầu như Học viện Múa Việt Nam, Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội và Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội.

Để đạt được những thành công này, cần phải ghi nhận sự sáng tạo và tài năng của thế hệ biên đạo và các diễn viên múa trẻ. Các tác phẩm tiêu biểu như "Nàng Mây" của Học viện Múa Việt Nam và "Họa Tình Nhân Gian" của Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội đã thể hiện rõ nét sự đổi mới và sáng tạo trong nghệ thuật múa, gây ấn tượng mạnh với khán giả yêu múa, bạn bè đồng nghiệp trong nước và quốc tế.

Chương trình nghệ thuật Bế mạc

Tuy nhiên, trong quá trình sáng tạo các tác phẩm về đề tài văn hóa tín ngưỡng, các tác giả, biên đạo và nhạc sỹ cần lưu ý tránh lạm dụng thủ pháp và ngôn ngữ múa hiện đại. Việc này nhằm đảm bảo rằng ý nghĩa của tác phẩm không bị giảm sút và không chỉ còn là sự tái hiện hình thức nghi lễ theo tư duy chủ quan của tác giả. Ngoài ra, việc lạm dụng yếu tố, động tác của múa đương đại làm mất đi tính dân tộc, yếu tố tâm lý, tình cảm của người Việt trong tác phẩm.

Bên cạnh đó, các tác giả, biên đạo cần lưu ý kết cấu các tác phẩm kịch múa, thơ múa cần rõ ràng và phải hiểu phương pháp, thủ pháp, xây dựng hình tượng nhân vật. Đối với những tác giả xây dựng tác phẩm lớn, có đề tài, cốt truyện cần lưu ý vấn đề về ý tưởng, hình tượng nhân vật, kết cấu, bố cục, đặc biệt là ngôn ngữ động tác để không chỉ phát huy tài năng, kỹ thuật của các diễn viên mà còn thể hiện rõ chủ đề, tư tưởng của nhân vật, tác phẩm. Mặt khác, nghệ sĩ, diễn viên tại một số nhà hát/đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp đang có nguy cơ đánh mất tính chuyên nghiệp của mình, điều mà họ đã được rèn luyện, đào tạo trước khi về công tác tại các đoàn.

Chương trình nghệ thuật Bế mạc

Trên cơ sở đó, Hội đồng nghệ thuật đề nghị các cơ quan, đơn vị chức năng, các đoàn nghệ thuật cần tiếp tục quan tâm, nuôi dưỡng, đào tạo, phát triển tài năng của các nghệ sĩ, biên đạo trẻ. Các cơ sở đào tạo cần tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò đào tạo, nuôi dưỡng các tài năng. Song song với đó, cần tổ chức thêm nhiều các cuộc thi, liên hoan để các diễn viên, biên đạo tài năng được thể hiện, cống hiến và tiếp tục theo đuổi đam mê với ngành nghệ thuật múa”.

Kết quả, 05 Huy chương Vàng thuộc về: Trường Đại học Văn hóa nghệ thuật Quân đội, Đoàn Nghệ thuật nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Đoàn Nghệ thuật nước Cộng hòa Indonesia, Học viện múa Việt Nam, Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam.

Chương trình nghệ thuật Bế mạc

10 Huy chương Bạc thuộc về: Đoàn Nghệ thuật Các Tiểu vương quốc A-Rập Thống nhất, Nhà hát Ca múa nhạc dân tộc Bông Sen, Đoàn Nghệ thuật nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, Đoàn Nghệ thuật nước Cộng hòa Ấn Độ,Trường Đại học Sân khấu & Điện ảnh Hà Nội, Đoàn Nghệ thuật tỉnh Hà Giang, Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Nam, Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long, Đoàn Ca múa nhạc dân tộc tỉnh Đăk Nông, Đoàn Nghệ thuật nước Cộng hòa Philippines.

Liên hoan kết thúc thành công tốt đẹp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài viết khác

Cục Nghệ thuật biểu diễn công bố các Quyết định bổ nhiệm ngạch Chuyên viên chính: Khẳng định năng lực, tinh thần cống hiến

07/05/2025 - 16:01

Sáng ngày 7/5/2025, tại trụ sở Cục Nghệ thuật biểu diễn đã diễn ra Lễ công bố các Quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc bổ nhiệm và xếp lương ngạch Chuyên viên chính đối với bốn công chức thuộc Cục Nghệ thuật biểu diễn.

XÚC ĐỘNG NHÌN LẠI CHƯƠNG TRÌNH NGHỆ THUẬT ĐẶC SẮC “MÙA XUÂN THỐNG NHẤT” - DẤU SON KHÉP LẠI CHUỖI HÀNH TRÌNH TỎA SÁNG

03/05/2025 - 13:00

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Mùa xuân thống nhất” vào tối 29/4 tại TP.HCM, đã diễn ra trong không khí trang trọng, xúc động và đầy tự hào.

KHÁT VỌNG HÒA BÌNH VÀ LÒNG KIÊU HÃNH CỦA DÂN TỘC TẠI LỄ KỶ NIỆM TRỌNG THỂ 50 GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC

30/04/2025 - 16:31

Lễ kỷ niệm và diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước không chỉ là dịp tri ân chiến thắng vĩ đại 30/4/1975 mà còn là lời khẳng định hùng hồn về tầm vóc lịch sử của dân tộc Việt Nam trong hành trình giành lại độc lập, tự do và thống nhất non sông. Đây cũng là dịp phát huy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.

Kỷ niệm trọng thể 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

30/04/2025 - 08:45

Sáng nay 30.4, tại TP.HCM, Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023-2025 tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975-30.4.2025).

Tổng Bí thư Tô Lâm dự chương trình nghệ thuật “Mùa xuân thống nhất” tại TP.HCM

29/04/2025 - 22:34

Tối 29.4, tại TP.HCM đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt “Mùa xuân thống nhất”. Chương trình do Bộ VHTTDL chủ trì, phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và UBND TP.HCM tổ chức.

Hùng tráng chương trình chính luận nghệ thuật “Hẹn ước Bắc - Nam”

23/04/2025 - 05:48

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tối 22.4, Chương trình chính luận nghệ thuật “Hẹn ước Bắc - Nam” với sân khấu thực cảnh lớn nhất từ trước đến nay đã được tổ chức tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội.