Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp về xây dựng nghị định về hoạt động văn học

11/04/2024 - 10:34  

Chiều 11/4, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về đề nghị xây dựng nghị định về hoạt động văn học.

Theo báo cáo của Bộ VHTT&DL, văn học Việt Nam trong nhiều năm qua đã phát triển toàn diện và mạnh mẽ, thấm nhuần sâu sắc tinh thần dân tộc nhân văn, dân chủ; kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc dân tộc; đồng thời, tiếp thu chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại, góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp về xây dựng nghị định về hoạt động văn học

Nhiều thế hệ nhà văn đã tạo ra các tác phẩm mang sứ mệnh gắn liền từng giai đoạn lịch sử, tiến trình phát triển của dân tộc; thể hiện được tâm hồn, trí tuệ, nhân cách, con người Việt Nam.

Văn học Việt Nam hiện nay đã đạt được sự đa dạng về đội ngũ sáng tác và đề tài, cũng như phương thức sáng tác, đúng định hướng chính trị, nền tảng tư tưởng của Đảng, sự chỉ đạo của Nhà nước đối với nền văn học nước nhà, khơi dậy và phát huy những giá trị lịch sử, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam và đấu trang chống tư tưởng sai trái của các thế lực thù địch.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng trao đổi về những chính sách quan trọng trong phát triển hoạt động văn học

Vai trò của lý luận, phê bình văn học đã được phát huy, tác động nhiều mặt tới hoạt động sáng tác, định hướng thị hiếu và nâng cao trình độ thẩm mỹ của công chúng. Công tác nghiên cứu có nhiều đổi mới, khoa học, tiếp thu và vận dụng sáng tạo những nền tảng lý thuyết, kinh nghiệm của thế giới.

Các trại sáng tác văn học, giải thưởng văn học đã góp phần kiến tạo môi trường thuận lợi để sáng tạo, tôn vinh những tác phẩm có giá trị.

TS. Nguyễn Thế Kỷ phát biểu tại cuộc họp

Trong khoảng mười năm trở lại đây, các hoạt động giới thiệu, quảng bá văn học đã đạt có những bước phát triển tích cực ở cả trong nước và ngoài nước; đáp ứng nguyện vọng tìm hiểu văn học Việt Nam, văn hóa Việt Nam của bạn bè quốc tế, góp phần hoàn thiện bức tranh văn học rộng lớn của nhân loại.

Các tác phẩm văn học được dịch sang tiếng Việt ngày càng phong phú về thể loại và đề tài, giúp người đọc Việt Nam tiếp cận toàn diện hơn, sâu sắc hơn với văn học thể giới, đồng thời tạo điều kiện cho văn học Việt Nam hòa nhập với văn học thế giới.

Đáng chú ý, không gian mạng đã tạo ra một phương thức công bố tác phẩm văn học mới, tạo điều kiện thuận lợi cho công chúng dễ dàng tiếp cận, tăng cường quan hệ giao lưu giữa nhà văn, giới lý luận, phê bình và độc giả.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý nhà nước về văn học còn bất cập, đặc biệt ở cở sở. Nhận thức về vai trò của văn học ở nhiều cấp lãnh đạo, quản lý còn chưa đầy đủ dẫn tới hiệu quả đầu tư cho văn học còn thấp.

Hoạt động văn học đang được điều chỉnh bởi nhiều luật khác nhau, như: Luật Xuất bản, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Thư viện, Luật An ninh mạng, nhưng vẫn còn những hoạt động văn học chưa được điều chỉnh bởi một văn bản quy phạm pháp luật riêng, như: Giao nhiệm vụ, tài trợ cho sáng tác văn học, dịch tác phẩm văn học, giới thiệu, quảng bá văn học, cuộc thi, trại sáng tác văn học, cơ chế trưng cầu chuyên gia trong việc thẩm định các vấn đề phát sinh trong đời sống văn học, cụ thể hóa những hành vi bị cấm trong lĩnh vực văn học...

Một số lĩnh vực trong sáng tác về các đề tài mang tính chính luận, công cuộc đổi mới, lịch sử và chiến tranh cách mạng chưa đạt được yêu cầu, kì vọng; thiếu những tác phẩm có chiều sâu tư tưởng và nghệ thuật, có tầm vóc lớn phản ánh lịch sử và hiện tại của đất nước.

Các hoạt động phê bình, lý luận lĩnh vực văn học, tổ chức trại sáng tác văn hoá, công tác quảng bá văn học, dịch văn học, phổ biến văn học trên không gian mạng… còn không ít bất cập, tồn tại.

Đáng chú ý, TS. Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương, nêu thực tế từ nhiều năm nay chưa có một cơ quản lý nhà nước về văn học, nhất là trong phát hiện, xử lý, đấu tranh với các quan điểm sai trái trong văn học.

Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh, việc xây dựng và ban hành Nghị định về hoạt động văn học (Nghị định) nhằm tập trung một số chính sách khuyến khích, thúc đẩy văn học phát triển: Cơ chế giao nhiệm vụ sáng tác văn học, lý luận, phê bình văn học; trại sáng tác văn hoạc; tổ chức cuộc thi, giải thưởng văn học; giới thiệu, quảng bá văn học; dịch văn học; phổ biến văn học đến công chúng, phát huy giá trị văn học Việt Nam.

Tại cuộc họp, các ý kiến đã tập trung làm rõ cơ sở pháp lý, trình tự thủ tục, sự cần thiết ban hành Nghị định.

TS. Bùi Hoài Sơn, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội đánh giá cao việc soạn thảo Nghị định sẽ hoàn thiện hành lang pháp lý thuận lợi, toàn diện cho sự phát triển văn học nghệ thuật.

"Văn học là một lĩnh vực đặc biệt tinh tế của văn hóa, nên cách ứng xử, quản lý cũng phải đặc biệt tinh tế, dựa trên quan điểm xây dựng nền văn học tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, vì sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước", ông Bùi Hoài Sơn trao đổi và cho rằng cần nhìn hoạt động văn học như một lĩnh vực của công nghiệp văn hoá, không chỉ có sáng tác văn học, mà còn liên quan đến phê bình, phổ biến, phát triển công chúng.

Bên cạnh đó, Nghị định cần tính đến những vấn đề mới liên quan đến hoạt động văn học, như: Văn học trên mạng, bảo đảm mọi người dân có thể tham gia vào hoạt động sáng tạo và hưởng thụ văn học, nhất là những nhóm đối tượng yếu thế, sự xuất hiện của tác phẩm văn học do trí tuệ nhân tạo (AI) sáng tạo...

Đánh giá cao quá trình soạn thảo Nghị định, Phó Thủ tướng cho rằng, trong quá trình xây dựng cần thể chế hóa các quan điểm, chủ trương, định hướng lớn của Đảng và Nhà nước đối với lĩnh vực văn học; chỉ rõ những hạn chế, tồn tại đang đặt ra với văn hóa nghệ thuật nói chung, văn học nói riêng. Từ đó, Bộ VHTT&DL trao đổi với các cơ quan chuyên môn để xác định phạm vi điều chỉnh toàn diện các vấn đề về sáng tác, bảo vệ bản quyền tác giả, phê bình, lý luận; quản lý chuyển đổi số trong lĩnh vực văn học; các hình thức quảng bá văn học trên không gian mạng….

Về các nhóm chính sách, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, Nghị định phải tạo không gian thúc đẩy sáng tạo, phát triển văn học, tạo cảm hứng cho các tác giả, trên cơ sở bảo vệ nền tảng tư tưởng chính trị, giữ gìn giá trị văn hoá, thuần phong mỹ tục, gắn với sự phát triển của đất nước.

Đối với quy định tổ chức cuộc thi, giải thưởng, Phó Thủ tướng cho rằng cần đa dạng hoá các hình thức tôn vinh, quảng bá tác phẩm có giá trị, huy động sự tham gia của các hội văn học để xây dựng thể lệ, tiêu chí bắt nhịp được với thế giới, kết hợp bảo vệ bản quyền tác giả, như bảo vệ phát minh, sáng chế, bao gồm cả không gian mạng.

Bên cạnh hình thức trại sáng tác văn học, Phó Thủ tướng gợi mở những hình thức khuyến khích, hỗ trợ khác đối với tác giả văn học thông qua các hoạt động thông tin, đào tạo, tập huấn về lý luận chính trị, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.

"Nghị định cần làm rõ trách nhiệm, tổ chức quản lý nhà nước ở cấp Trung ương, địa phương trong hoạt động văn học", Phó Thủ tướng nói và đề nghị "đặt hàng" Hội Nhà văn Việt Nam để triển khai các hoạt động thúc đẩy lĩnh vực văn học; đồng thời có giải pháp thúc đẩy văn hoá đọc.

Phó Thủ tướng giao Bộ Tư pháp khẩn trương làm rõ trình tự thủ tục xây dựng Nghị định theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2020).

Bộ VHTT&DL cân nhắc tên gọi của Nghị định, phải bảo đảm tính bao quát nội dung, đồng thời đưa ra các quy định cụ thể nhằm quản lý và phát triển văn học.

 

 

 

 

 

Bài viết khác

Cục Nghệ thuật biểu diễn công bố các Quyết định bổ nhiệm ngạch Chuyên viên chính: Khẳng định năng lực, tinh thần cống hiến

07/05/2025 - 16:01

Sáng ngày 7/5/2025, tại trụ sở Cục Nghệ thuật biểu diễn đã diễn ra Lễ công bố các Quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc bổ nhiệm và xếp lương ngạch Chuyên viên chính đối với bốn công chức thuộc Cục Nghệ thuật biểu diễn.

XÚC ĐỘNG NHÌN LẠI CHƯƠNG TRÌNH NGHỆ THUẬT ĐẶC SẮC “MÙA XUÂN THỐNG NHẤT” - DẤU SON KHÉP LẠI CHUỖI HÀNH TRÌNH TỎA SÁNG

03/05/2025 - 13:00

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Mùa xuân thống nhất” vào tối 29/4 tại TP.HCM, đã diễn ra trong không khí trang trọng, xúc động và đầy tự hào.

KHÁT VỌNG HÒA BÌNH VÀ LÒNG KIÊU HÃNH CỦA DÂN TỘC TẠI LỄ KỶ NIỆM TRỌNG THỂ 50 GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC

30/04/2025 - 16:31

Lễ kỷ niệm và diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước không chỉ là dịp tri ân chiến thắng vĩ đại 30/4/1975 mà còn là lời khẳng định hùng hồn về tầm vóc lịch sử của dân tộc Việt Nam trong hành trình giành lại độc lập, tự do và thống nhất non sông. Đây cũng là dịp phát huy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.

Kỷ niệm trọng thể 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

30/04/2025 - 08:45

Sáng nay 30.4, tại TP.HCM, Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023-2025 tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975-30.4.2025).

Tổng Bí thư Tô Lâm dự chương trình nghệ thuật “Mùa xuân thống nhất” tại TP.HCM

29/04/2025 - 22:34

Tối 29.4, tại TP.HCM đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt “Mùa xuân thống nhất”. Chương trình do Bộ VHTTDL chủ trì, phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và UBND TP.HCM tổ chức.

Hùng tráng chương trình chính luận nghệ thuật “Hẹn ước Bắc - Nam”

23/04/2025 - 05:48

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tối 22.4, Chương trình chính luận nghệ thuật “Hẹn ước Bắc - Nam” với sân khấu thực cảnh lớn nhất từ trước đến nay đã được tổ chức tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội.