Quy chế tổ chức Liên hoan Kịch nói toàn quốc 2024 có kế thừa nội dung của các liên hoan trước

13/06/2024 - 14:36  

Quyền Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, NSND Trần Ly Ly đã trao đổi với Văn Hoá về những nội dung liên quan đến Quy chế tổ chức Liên hoan Kịch nói toàn quốc 2024.

Quyền Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, NSND Trần Ly Ly

Quy chế tổ chức Liên hoan Kịch nói toàn quốc 2024 được xây dựng trên tinh thần kế thừa nội dung của các đợt liên hoan kịch nói toàn quốc trước đây; Nội dung và tiêu chí của quy chế mong muốn các đơn vị nghệ thuật phát huy ưu thế mang tính đặc thù của đơn vị, xây dựng các tác phẩm chính luận, đi thẳng vào những vấn đề thời sự của đời sống... Quyền Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, NSND Trần Ly Ly đã trao đổi với Văn Hoá về những nội dung liên quan đến Quy chế tổ chức Liên hoan Kịch nói toàn quốc 2024.

P.V: Thưa Quyền Cục trưởng, vì sao Quy chế tổ chức Liên hoan Kịch nói toàn quốc 2024 lại lấy mốc thời gian “không sử dụng kịch bản sáng tác trước năm 2005 và kịch bản của nước ngoài” để lựa chọn các tác phẩm tham gia Liên hoan?

Q. Cục trưởng, NSND Trần Ly Ly: Liên hoan Kịch nói toàn quốc 2024 là hoạt động thường niên, được tổ chức 3 năm 1 lần. Mỗi một lần tổ chức, Ban Tổ chức sẽ ban hành một bộ Quy chế gồm Quy chế Tổ chức và Quy chế chấm, xét giải. Các Quy chế đều được xây dựng kế thừa từ các Liên hoan lần trước, trong đó sẽ có những đánh giá, rút kinh nghiệm và nếu thấy cần thiết sẽ có sự điều chỉnh các nội dung cho phù hợp với thực tế.

Quy chế tổ chức Liên hoan Kịch nói toàn quốc 2024 cũng được xây dựng trên tinh thần đó. Trong đó quy định “không sử dụng kịch bản sáng tác trước năm 2005 và kịch bản của nước ngoài” đã có trong nội dung của Quy chế Liên hoan Kịch nói toàn quốc 2021. Mục đích hướng tới khuyến khích các đơn vị nghệ thuật sẽ tập trung xây dựng những tác phẩm chất lượng cao mang hơi thở cuộc sống đương đại. Chúng tôi mong muốn các đơn vị nghệ thuật kịch nói phát huy ưu thế là thể loại mũi nhọn của sân khấu, xây dựng các tác phẩm chính luận, đi thẳng vào những vấn đề thời sự của đời sống hiện tại.

Việc sử dụng mốc thời gian 2005 để làm căn cứ lựa chọn các sáng tác mới cho các đơn vị nghệ thuật lựa chọn bởi năm 2005 đánh dấu sự ra đời của Công ước 2005 được Đại hội đồng UNESCO bỏ phiếu thông qua chính thức có hiệu lực trở thành cảm hứng và cơ sở pháp lý để ban hành quy định pháp luật, chính sách nhằm bảo vệ và phát huy sự đa dạng trong biểu thị văn hóa.  

Các đơn vị tham gia Liên hoan nhận hoa từ BTC

Sự xuất hiện hai tác phẩm được tác giả kịch bản văn học sáng tác trước năm 2005 đó là "Hồn Trương Ba da hàng thịt" (Sân khấu Việt Nữ) và "Đêm trắng" (Nhà hát kịch VN), xin bà chia sẻ quan điểm của Ban Tổ chức về hai trường hợp này?

Trong thông cáo báo chí Cục Nghệ thuật biểu diễn gửi tới các báo có đưa đầy đủ là: “Không sử dụng kịch bản sáng tác trước năm 2005 và kịch bản của nước ngoài. Trường hợp kịch bản sáng tác trước năm 2005 sau khi đã chỉnh lý cho phù hợp với hiện tại phải có sự đồng ý của tác giả (hoặc người đại diện hợp pháp) được phép tham gia Liên hoan”. Hai vở diễn Hồn Trương Ba da hàng thịt và Đêm trắng tham gia tại Liên hoan, đơn vị nghệ thuật đều đã có biên bản xác nhận của tác giả hoặc người đại diện hợp pháp của tác giả nộp lại cho Ban Tổ chức theo đúng quy định và 2 vở này đủ điều kiện để tham gia Liên hoan.

Ban Tổ chức chấp nhận hai vở diễn này bởi các vấn đề đặt ra trong kịch bản chưa hề cũ và các đơn vị này khi tiến hành dàn dựng đã có sự chỉnh lý, bồi đắp để kịch bản không bị lạc hậu, phù hợp với cách nói, cách tư duy của cuộc sống hiện đại. Quy chế đặt ra từ việc dàn dựng kịch bản của các tác giả trong nước cũng không nằm ngoài mong muốn đội ngũ tác giả cũng như lực lượng làm nghệ thuật xông xáo vào những mảng đề tài thời sự, những lĩnh vực mũi nhọn của đời sống hôm nay.

Xin Q. Cục trưởng chia sẻ quan điểm của Ban Tổ chức khi đưa vào Quy chế nội dung: “Nghệ sĩ, diễn viên đóng vai chính, thứ chính phải là những người được đào tạo chuyên môn, chuyên ngành hoặc đã tham gia biểu diễn nghệ thuật kịch nói liên tục từ 3 năm trở lên của đơn vị nghệ thuật có tư cách pháp nhân”? 

Có hai ý trong nội dung này, với những nghệ sĩ, diễn viên được đào tạo chuyên môn, chuyên ngành thì đương nhiên là đủ điều kiện tiêu chuẩn tham gia. Ở cụm từ sau: “hoặc đã tham gia biểu diễn nghệ thuật kịch nói liên tục từ 03 năm trở lên của đơn vị nghệ thuật có tư cách pháp nhân”, nội dung này chúng tôi muốn khẳng  định tính chuyên nghiệp của Liên hoan.

Quy  định 3 năm  liền  cũng  là  nhằm  động  viên  khuyến  khích  và  tạo  điều  kiện  cho  những  nghệ sĩ yêu  nghề, thường  xuyên có hoạt  động chuyên  môn. Sự gắn bó, ổn định của dàn diễn viên trong các đơn vị cũng đã tạo nên thương hiệu của đơn vị nghệ thuật đó, tránh tình trạng vay mượn nghệ sĩ chỉ để đi dự thi lấy giải, lấy huy chương. 

Việc quy định đơn vị nghệ thuật phải có tư cách pháp nhân, phải có con dấu riêng, đồng nghĩa với sự vắng bóng của các đoàn kịch của các trường văn hoá nghệ thuật tham gia. Xin bà chia sẻ quan điểm về vấn đề này? 

Liên hoan Kịch nói toàn quốc 2024 là hoạt động định kỳ do Bộ VHTTDL tổ chức cho đối tượng là các đơn vị nghệ thuật trong và ngoài công lập có tư cách pháp nhân (Là có quyết định thành lập của cấp có thẩm quyền được pháp luật công nhận). Về việc này chúng tôi vẫn kế thừa quy chế 2021. Hơn nữa với đối tượng sinh viên ở các trường văn hoá nghệ thuật, họ đã có sân chơi riêng như Hội thi tài năng học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo văn hoá nghệ thuật toàn quốc do Bộ VHTTDL thường xuyên tổ chức nhiều năm qua.

Vở "Bến nước thời gian"- Nhà hát Tuổi trẻ

Có ý kiến thắc mắc tại sao Ban Tổ chức không công bố rộng rãi Quy chế tổ chức, Quy chế chấm, xét giải của Liên hoan kịch nói toàn quốc 2024 cho báo chí đăng tải để rộng đường dư luận?

 - Quy chế tổ chức liên hoan và quy chế chấm giải của liên hoan chỉ hướng tới các đối tượng chịu sự tác động đó là các cơ quan quản lý nghệ thuật, các đơn vị hoạt động nghệ thuật biểu diễn trong đó bao gồm các lực lượng sáng tạo và lực lượng nghệ sĩ biểu diễn và những đối tượng có liên quan. Ban tổ chức đã gửi Quy chế tới các Sở VHTTDL, Sở VHTT các tỉnh, thành phố có đơn vị nghệ thuật kịch nói trong và ngoài công lập từ rất sớm, đó là lý do mà có 19 đơn vị đăng ký 23 tác phẩm tham dự Liên hoan lần này. Chúng tôi xác định đây là văn bản mang tính chất nội bộ dành cho Hội đồng nghệ thuật cũng như các đơn vị nghệ thuật sân khấu tham gia Liên hoan, bởi các nội dung trong Quy chế tổ chức cũng như Quy chế chấm giải mang những nội dung học thuật trong ngành nghệ thuật là đối tượng trực tiếp thực hiện nên không phổ biến rộng rãi.

Rõ ràng những thắc mắc từ dư luận và báo chí về các nội dung trong Quy chế tổ chức, Quy chế chấm, xét giải Liên hoan Kịch nói toàn quốc 2024 cũng đặt vấn đề cơ quan quản lý nhà nước cần phải có điều chỉnh cho phù hợp không thưa bà?

Tất nhiên, sau mỗi lần tổ chức một cuộc liên hoan nghệ thuật, chúng tôi luôn mong nhận được những ý kiến đóng góp tích cực từ các cơ quan quản lý, các đơn vị truyền thông, các nhà sáng tạo cũng như từ các nghệ sĩ trực tiếp tham gia liên hoan để BTC rút ra những kinh nghiệm điều chỉnh cho phù hợp cho các kỳ tổ chức sau. Thậm chí, trong quá trình tổ chức Liên hoan sẽ có thể có những rủi ro hoặc sự cố ngoài ý muốn (nếu có), căn cứ tình hình thực tế Ban Tổ chức cũng sẽ báo cáo Ban Chỉ đạo, Lãnh đạo Bộ xem xét quyết định điều chỉnh cho phù hợp, điều này cũng đã thể hiện rõ ngay trong Trong Quy chế tổ chức cũng như Quy chế chấm, xét giải.

Vở "Đêm trắng" - Nhà hát Kịch Việt Nam 

Cũng cần nhắc lại rằng, Quy chế tổ chức Liên hoan Kịch nói toàn quốc 2024 kế thừa những nội dung của các đợt liên hoan kịch nói toàn quốc trước đây. Dưới góc độ cơ quan quản lý nhà nước, trong quá trình tổ chức Liên hoan phát hiện có thể có những điểm chưa phù hợp với thực tế hoạt động nghệ thuật biểu diễn, chúng tôi sẽ phải rút kinh nghiệm và sẽ có sự điều chỉnh để hoàn thiện Quy chế tổ chức, Quy chế chấm, xét giải của các liên hoan kịch nói toàn quốc lần sau chặt chẽ hơn, bám sát thực tiễn hơn. Điều mà chúng tôi quan tâm nhất đó là các đơn vị nghệ thuật và đông đảo các nghệ sĩ đăng ký tham dự Liên hoan lần này đã và đang sẵn sàng vào cuộc thi, với góc độ là Ban Tổ chức điều quan trọng nhất hiện nay là đảm bảo quyền lợi dự thi cho các đơn vị nghệ thuật, để các nghệ sĩ có thể thăng hoa trong nghệ thuật. 

Theo Báo Văn hóa 

 

 

 

 

 

 

Bài viết khác

Cục Nghệ thuật biểu diễn công bố các Quyết định bổ nhiệm ngạch Chuyên viên chính: Khẳng định năng lực, tinh thần cống hiến

07/05/2025 - 16:01

Sáng ngày 7/5/2025, tại trụ sở Cục Nghệ thuật biểu diễn đã diễn ra Lễ công bố các Quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc bổ nhiệm và xếp lương ngạch Chuyên viên chính đối với bốn công chức thuộc Cục Nghệ thuật biểu diễn.

XÚC ĐỘNG NHÌN LẠI CHƯƠNG TRÌNH NGHỆ THUẬT ĐẶC SẮC “MÙA XUÂN THỐNG NHẤT” - DẤU SON KHÉP LẠI CHUỖI HÀNH TRÌNH TỎA SÁNG

03/05/2025 - 13:00

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Mùa xuân thống nhất” vào tối 29/4 tại TP.HCM, đã diễn ra trong không khí trang trọng, xúc động và đầy tự hào.

KHÁT VỌNG HÒA BÌNH VÀ LÒNG KIÊU HÃNH CỦA DÂN TỘC TẠI LỄ KỶ NIỆM TRỌNG THỂ 50 GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC

30/04/2025 - 16:31

Lễ kỷ niệm và diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước không chỉ là dịp tri ân chiến thắng vĩ đại 30/4/1975 mà còn là lời khẳng định hùng hồn về tầm vóc lịch sử của dân tộc Việt Nam trong hành trình giành lại độc lập, tự do và thống nhất non sông. Đây cũng là dịp phát huy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.

Kỷ niệm trọng thể 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

30/04/2025 - 08:45

Sáng nay 30.4, tại TP.HCM, Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023-2025 tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975-30.4.2025).

Tổng Bí thư Tô Lâm dự chương trình nghệ thuật “Mùa xuân thống nhất” tại TP.HCM

29/04/2025 - 22:34

Tối 29.4, tại TP.HCM đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt “Mùa xuân thống nhất”. Chương trình do Bộ VHTTDL chủ trì, phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và UBND TP.HCM tổ chức.

Hùng tráng chương trình chính luận nghệ thuật “Hẹn ước Bắc - Nam”

23/04/2025 - 05:48

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tối 22.4, Chương trình chính luận nghệ thuật “Hẹn ước Bắc - Nam” với sân khấu thực cảnh lớn nhất từ trước đến nay đã được tổ chức tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội.