TP.HCM: Tôn vinh những báu vật nhân văn

06/10/2014 - 15:41  

(NTBD) - TPHCM vừa triển khai thực hiện việc xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể cho các nghệ nhân trên địa bàn thành phố.

Nghệ nhân Nguyễn Thị Chúc cùng học trò của mình Ca nương Phạm Thị Huệ
trong một chương trình biểu diễn ca trù. (Ảnh: Internet)

Như vậy là năm 2015, cùng với cả nước, lần đầu tiên hàng chục nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể của TPHCM được chính thức tôn vinh bằng một danh hiệu từ nhà nước. Một tin vui không nhỏ, một sự khích lệ tinh thần vô cùng lớn cho những người bao năm qua đã không ngừng đóng góp, cống hiến trong công tác gìn giữ, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của đất nước.
Trong những năm gần đây, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) đã lần lượt công nhận không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, nhã nhạc cung đình Huế, hát ca trù, dân ca quan họ Bắc Ninh và mới đây nhất là Đờn ca tài tử Nam bộ là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại thì việc tôn vinh các nghệ nhân dân gian là hết sức cấp thiết.
Cái cấp thiết ở đây còn do phần đông các nghệ nhân dân gian đều đã lớn tuổi, ngày càng mai một theo quy luật thời gian, không tôn vinh kịp thời thì sẽ đáng tiếc biết bao! Thật ra gần 15 năm qua, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đã tổ chức vinh danh các nghệ nhân và nghệ nhân dân gian đã trở nên gần gũi với mọi người.
Cũng từng ấy năm, đã có gần 400 nghệ nhân dân gian trên các lĩnh vực trong cả nước được công nhận đúng nghĩa chỉ là một sự khích lệ tinh thần. Bởi hầu hết họ chỉ được công nhận bằng danh hiệu chứ tuyệt nhiên chưa có một khoản hỗ trợ vật chất nào để cuộc sống bớt khó khăn, để họ có thể yên tâm sống hết mình với nghề và truyền nghề cho các thế hệ trẻ. Trong khi ở nhiều nước trong khu vực và thế giới, vấn đề này đã được làm từ lâu, làm bài bản và rất được chính phủ quan tâm đầu tư.
Theo Nghị định 62/2014-NĐ-CP, một số tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu nghệ nhân đang tồn tại nhiều bất cập so với hoạt động thực tiễn của di sản văn hóa nghệ thuật Việt Nam như: các nghệ nhân có thành tích, giải thưởng, có các tài liệu chứng minh tri thức, kỹ năng như ghi băng, ghi đĩa, hình ảnh… Vì trên thực tế, không ít nghệ nhân dân gian chỉ tham gia sinh hoạt, truyền nghề trong cộng đồng, thầm lặng đóng góp trong phong trào của địa phương chứ ít khi tham gia vào các liên hoan chuyên nghiệp nên yêu cầu họ phải có danh hiệu, huy chương là điều bất khả.
Một số nghệ nhân ở những vùng sâu vùng xa, vùng thôn quê hẻo lánh, điều kiện kinh tế khó khăn thì việc truyền dạy chủ yếu là truyền miệng, thậm chí không đủ tư liệu để tích lũy nói gì tới việc quay phim, băng đĩa như yêu cầu.
Cũng theo Nghị định 62, các nghệ nhân được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú sẽ được nhận một khoản tiền thưởng theo quy định. Ngoài ra, những Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn sẽ được hưởng một khoản trợ cấp sinh hoạt hàng tháng theo quy định của Chính phủ. Một nhu cầu thiết thực là chế độ ưu đãi bảo hiểm y tế để chăm lo cho các nghệ nhân lúc tuổi già, bệnh tật cũng rất cần các ngành, các cấp địa phương quan tâm suy tính…
Thế nên, dù quy trình thủ tục xét tặng nhìn chung đã có đơn giản hơn nhưng cũng rất cần hướng tham mưu chủ động, tích cực và linh hoạt của các ban ngành liên quan, nhất là ngành văn hóa.
Giờ đây, những người góp sức rất lớn trong việc giữ gìn, trao truyền lại những tinh hoa của văn hóa dân tộc cho các thế hệ hôm nay và mai sau được tôn vinh đúng mực. Những báu vật nhân văn sống - theo cách gọi của UNESCO, được tiếp thêm sức mạnh tinh thần, được tiếp thêm động lực để truyền lửa văn hóa truyền thống cho những người đi sau.


Nguồn: SGGP

Bài viết khác

Cục Nghệ thuật biểu diễn công bố các Quyết định bổ nhiệm ngạch Chuyên viên chính: Khẳng định năng lực, tinh thần cống hiến

07/05/2025 - 16:01

Sáng ngày 7/5/2025, tại trụ sở Cục Nghệ thuật biểu diễn đã diễn ra Lễ công bố các Quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc bổ nhiệm và xếp lương ngạch Chuyên viên chính đối với bốn công chức thuộc Cục Nghệ thuật biểu diễn.

XÚC ĐỘNG NHÌN LẠI CHƯƠNG TRÌNH NGHỆ THUẬT ĐẶC SẮC “MÙA XUÂN THỐNG NHẤT” - DẤU SON KHÉP LẠI CHUỖI HÀNH TRÌNH TỎA SÁNG

03/05/2025 - 13:00

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Mùa xuân thống nhất” vào tối 29/4 tại TP.HCM, đã diễn ra trong không khí trang trọng, xúc động và đầy tự hào.

KHÁT VỌNG HÒA BÌNH VÀ LÒNG KIÊU HÃNH CỦA DÂN TỘC TẠI LỄ KỶ NIỆM TRỌNG THỂ 50 GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC

30/04/2025 - 16:31

Lễ kỷ niệm và diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước không chỉ là dịp tri ân chiến thắng vĩ đại 30/4/1975 mà còn là lời khẳng định hùng hồn về tầm vóc lịch sử của dân tộc Việt Nam trong hành trình giành lại độc lập, tự do và thống nhất non sông. Đây cũng là dịp phát huy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.

Kỷ niệm trọng thể 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

30/04/2025 - 08:45

Sáng nay 30.4, tại TP.HCM, Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023-2025 tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975-30.4.2025).

Tổng Bí thư Tô Lâm dự chương trình nghệ thuật “Mùa xuân thống nhất” tại TP.HCM

29/04/2025 - 22:34

Tối 29.4, tại TP.HCM đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt “Mùa xuân thống nhất”. Chương trình do Bộ VHTTDL chủ trì, phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và UBND TP.HCM tổ chức.

Hùng tráng chương trình chính luận nghệ thuật “Hẹn ước Bắc - Nam”

23/04/2025 - 05:48

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tối 22.4, Chương trình chính luận nghệ thuật “Hẹn ước Bắc - Nam” với sân khấu thực cảnh lớn nhất từ trước đến nay đã được tổ chức tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội.