Vũ điệu hoa Quỳnh và sự trở lại của nghệ thuật rối dây

31/10/2016 - 15:49  

Tối 28/10, chương trình múa rối “Vũ điệu hoa quỳnh” biểu diễn thành công tại Nhà hát Lớn Hà Nội và để lại nhiều ấn tượng cho đông đảo khán giả. “Vũ điệu hoa Quỳnh” từng đoạt Huy chương vàng Liên hoan Múa rối Quốc tế lần IV - HN 2015, trong đó, NSND Nguyễn Tiến Dũng đạt giải đạo diễn xuất sắc nhất và họa sỹ - NSƯT Vương Tất Lợi đạt giải họa sỹ tạo hình xuất sắc nhất. Vở diễn cũng đã được Nhà hát Múa rối Việt Nam công diễn nhiều lần.

“Vũ điệu hoa Quỳnh” từng đoạt Huy chương vàng Liên hoan Múa rối Quốc tế lần IV - HN 2015.
Nguồn: cinet.vn


Phía sau những thành công đó, là sự tìm tỏi, khổ luyện của các nghệ sĩ Nhà hát Múa rối Việt Nam nhằm mang đến cho công chúng những tác phẩm hấp dẫn nhưng vẫn mang đậm bản sắc Việt Nam, đồng thời góp từng viên gạch trên con đường xây dựng thương hiệu của một nhà hát múa rối quốc gia cũng như giữ lửa cho nghệ thuật múa rối truyền thống.

Qua sự chia sẻ của NSND Nguyễn Tiến Dũng – Phó Giám đốc Nhà hát Múa rối Việt Nam, độc giả sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về chương trình “Vũ điệu hoa Quỳnh” cũng như những nỗ lực của Nhà hát trong việc gìn giữ nghệ thuật múa rối truyền thống.

Biểu diễn múa rối tại Thánh đường nghệ thuật – Nhà hát Lớn Hà Nội

NSND Nguyễn Tiến Dũng. Nguồn: sankhau.com.vn


Dưới góc độ của một nghệ sĩ, chúng tôi rất vui khi được diễn ở nhà nhà hát lớn theo chủ trương của Bộ VHTTDL. Mỗi lần vào diễn ở nhà hát lớn đều có một cảm xúc rất khác. Đó là một không gian biểu diễn rất trang trọng, một điểm nhấn của du lịch thủ đô. Chúng tôi đã gấp rút chuẩn bị, cũng như luyện tập để mang đến những chương trình biểu diễn nghệ thuật chất lượng cao tới với khán giả, đồng thời giữ vững uy tín và thương hiệu của Nhà hát.

Buổi biểu diễn đầu tiên ngày 21/9 với tên gọi “Nhịp điệu quê hương” đã được khán giả, bạn bè đồng nghiệp cũng như lãnh đạo Bộ VHTTDL đánh giá rất tốt. Đây là nguồn động viên rất lớn đối với anh em nghệ sĩ, giúp chúng tôi tự tin hơn trên sân khấu.

Các vở diễn của nhà hát đã trình diễn trên nhiều sân khấu quốc tế nhưng sự xuất hiện tại Nhà hát Lớn Hà Nội mang đến một cảm xúc khác. Đặc biệt, đây là cơ hội để chúng tôi mở rộng đối tượng khán giả, để múa rối không chỉ là “sân khấu thiếu nhi” như lầm tưởng của nhiều người. Mục đích tối cao là giúp khán giả hiểu thêm về nghệ thuật múa rối, mang đến cho khán giả những cảm xúc khác nhau thông qua ngôn ngữ nghệ thuật múa rối.

Sự khác biệt giữa “Nhịp điệu quê hương” và “Vũ điệu hoa Quỳnh”

“Vũ điệu hoa Quỳnh” chú trọng đến loại hình rối dây. Nguồn: kienthuc.net

Đó là ở thể loại múa rối. Với nhịp điệu quê hương, chất liệu, hình thức biểu diễn với cách thể hiện múa rối là điểm nhấn quan trọng. Nhịp điệu quê hương đã giành giải thưởng cao nhất tại Lễ hội múa rối thế giới Bangkok, Thái Lan năm 2014 - sự kiện được đánh giá là một trong những sự kiện văn hóa lớn nhất thế giới năm 2014.
Chương trình “Vũ điệu hoa Quỳnh” gồm 2 phần: phần múa quạt và Vũ điệu hoa quỳnh. Nếu “Nhịp điệu quê hương” là sự tổng hòa của nhiều thể loại rối với nhau, thì “Vũ điệu hoa Quỳnh” chú trọng đến loại hình rối dây và rối que.

Rối dây là thể loại rối khó nhất trong các thể loại rối, “Vũ điệu hoa Quỳnh” từng đoạt Huy chương vàng Liên hoan Múa rối Quốc tế lần IV – Hà Nội 2015, trong đó, NSND Nguyễn Tiến Dũng đạt giải đạo diễn xuất sắc nhất và họa sỹ - NSƯT Vương Tất Lợi đạt giải họa sỹ tạo hình xuất sắc nhất. Với thành tích đó, cùng với sự thích thú đam mê của nghệ sĩ khi rất lâu rồi thể loại rối dây mới quay lại sân khấu, chính là cảm hứng để chúng tôi biểu diễn hết mình trong đêm diễn.

Khi nhiệt huyết cũng như niềm đam mê nghề nghiệp của chúng tôi được khán giả đón nhận
 

“Cứng” nhưng thông qua bàn tay của người nghệ sĩ biểu diễn có thể uyển chuyển được thì đấy là yếu tố
thành công. Nguồn ảnh: Phapluatplus.vn

Ý tưởng trong vở diễn "Vũ diệu hoa Quỳnh" của tôi bắt gặp ý trong kịch bản của NSND Thùy Trang, nghệ sĩ nhân dân đầu tiên của ngành rối Việt Nam. Vấn đề quyết định vở diễn có thành công hay không, cái quan trọng chính việc lựa chọn thể loại biểu diễn.

Rối dây là một thể loại rất khó, Nhà hát Múa Rối Việt Nam đã có nhưng vở diễn rối dây đầu tiên từ 30 năm trước. Khi còn là một cậu bé, tôi đã may mắn được xem những tiết mục đó và thấy rất thích thú. Từ đó, tôi ấp ủ ý tưởng xây dựng một vở diễn bằng thể loại rối này, chứ không chỉ là một trò diễn ngắn.

Khi có ý định mang vở diễn tham dự liên hoan quốc tế, tôi nghĩ chất liệu gì sẽ đại diện bản sắc Việt Nam trong đó. Đầu tiên thị giác nhìn vào là con rối, do đó, con rối phải được xây dựng mang đặc trưng bản sắc Việt. Tôi nghĩ rất lâu, cuối cùng tôi nghĩ đến vật liệu bằng tre.

Khi đạo diễn “Nhịp điệu quê hương” tôi đã sử dụng mây tre đan, thúng, mủng, rổ rá rồi – đó là những sản phẩm từ tre. Nhưng trong “Vũ điệu hoa Quỳnh” tôi sử dụng những khúc tre nguyên bản.

Ở Việt Nam, bất cứ ở đâu cũng có hình ảnh cây tre, từ những bức tranh, tre biểu tượng cho sự mềm mại của người phụ nữ, tre biểu hiện sức mạnh của dân tộc Việt Nam khi có ngoại xâm, cây tre rất gần gũi và là biểu tượng của con người Việt Nam.

Hình ảnh đầu tiên con rối xuất hiện đã mang bản sắc Việt Nam. Khi đưa ra ý tưởng đó, một số ý kiến cho rằng, nói về hoa quỳnh thì phải uyển chuyển, sợ làm rối bằng tre có “cứng” không, có làm mất đi hình ảnh đẹp của hoa quỳnh không, có khó điều khiển không? Nhưng tôi cho rằng “Cứng” nhưng thông qua bàn tay của người nghệ sĩ biểu diễn có thể uyển chuyển được thì đấy là yếu tố thành công.

Về âm nhạc, vẫn là dàn nhạc dân tộc Việt Nam nhưng việc lựa chọn tác phẩm, phối khí để trên nền chất liệu dân gian vẫn mang nhịp sống thời đại. Họa sĩ mỹ thuật thiết kế thật đơn giản nhưng thật bản sắc. Tôi sử dụng hoàn toàn mành tre để làm trang trí cho vở diễn. Những phần trang trí đó cũng tham gia vào vở diễn như một nhân vật khi cần.

Bước vào luyện tập chúng tôi gặp khó khăn khi lần đầu tiên diễn một vở rối dây, mặt khác, tôi cũng lần đầu tiên đạo diễn một vở rối dây. Các anh em nghệ sĩ lớp trẻ bây giờ chưa từng xem một vở rối dây nào của Việt Nam và họ chưa từng được diễn rối dây. Tất cả với chúng tôi đề xuất phát điểm từ đầu.

Khi vở diễn xuất hiện năm 2015, tôi cũng không nghĩ rằng vở diễn lại đặt được hiệu ứng tốt như vậy. Khi bắt đầu làm chúng tôi đứng trước nhiều thách thức, khó khăn, lo lắng, chúng tôi cũng học hỏi kinh nghiệm từ các cô chú đi trước, bên cạnh đó là sự nỗ lực của anh em nghệ sĩ,  và sự quyết tâm của tất cả mọi người đã tạo nên một vở diễn thành công. Tôi không đánh giá vở diễn hay hay không hay mà tôi chỉ nghĩ rằng sự nhiệt huyết cũng như niềm đam mê nghề nghiệp của chúng tôi được khán giả đón nhận.



Gia Linh

Bài viết khác

NSND Xuân Bắc nhận thêm nhiệm vụ mới

27/06/2025 - 07:12

NSND Xuân Bắc có tên trong danh sách 32 đồng chí được chỉ định vào Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhiệm kỳ 2025-2030.

Cuộc vận động sáng tác ca khúc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân: Lan tỏa tinh thần đổi mới, khát vọng phát triển

27/06/2025 - 06:55

"Khi lắng nghe bài phát biểu sâu sắc và truyền cảm hứng của Tổng Bí thư Tô Lâm, đặc biệt là cụm từ 'kỷ nguyên vươn mình của dân tộc' trong tôi như có luồng sinh khí mới. Từ cảm xúc ấy tôi viết lên giai điệu và ca từ của tác phẩm Vươn mình - Kỷ nguyên mới” - tác giả Trịnh Minh Ước chia sẻ về ca khúc đạt giải C Cuộc vận động sáng tác ca khúc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

Tri ân sâu sắc lực lượng chủ công trong việc quảng bá nghệ thuật biểu diễn và văn học đến với công chúng

22/06/2025 - 22:06

Sáng ngày 22/6, trong không gian ấm cúng, trang trọng của Liên đoàn Xiếc Việt Nam, Cục Nghệ thuật biểu diễn cùng 12 đơn vị nghệ thuật thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức chương trình “Gặp mặt những người làm Báo gắn bó với Nghệ thuật biểu diễn và Văn học” - Hoạt động mang ý nghĩa đặc biệt nhằm tri ân lực lượng chủ công trong việc quảng bá nghệ thuật biểu diễn và văn học đến với công chúng, khán giả nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025)

Tỏa sáng tài năng trẻ cùng những kiệt tác kinh điển trong đêm hòa nhạc đặc biệt “Chopin - Rimsky - Korsakov”

22/06/2025 - 21:04

Tối 21/6, tại Nhà hát Hồ Gươm - một không gian sang trọng và giàu giá trị nghệ thuật - Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội trình diễn đêm nhạc đặc biệt Chopin - Rimsky - Korsakov, quy tụ những kiệt tác bất hủ của âm nhạc cổ điển thế giới cùng sự góp mặt đáng mong đợi của hai tài năng piano trẻ xuất sắc: Nguyễn Đức Kiên và Lưu Danh Khôi.

Cục Nghệ thuật biểu diễn tặng hoa Chúc mừng Tân Giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam

17/06/2025 - 16:25

Chiều ngày 16/6, tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, Ông Lương Đức Thắng - Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn đã thay mặt Lãnh đạo Cục NTBD tặng hoa chúc mừng Tân Giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam -TS. NSND Đỗ Quốc Hưng.

Bầu Bí thư, Phó Bí thư trực tiếp tại Đại hội Chi bộ Cục Nghệ thuật biểu diễn với kết quả tuyệt đối

10/06/2025 - 23:01

Sáng ngày 10/6, Đại hội Chi bộ Cục Nghệ thuật biểu diễn nhiệm kỳ 2025 – 2030 đã được tổ chức trọng thể, Đại hội là sự kiện chính trị quan trọng, đánh dấu bước phát triển trong nhiệm kỳ tới với tinh thần trách nhiệm cao, quyết tâm đổi mới phương thức lãnh đạo, phát huy vai trò trong công tác tham mưu, quản lý trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn và văn học trong thời gian tới.