Ra mắt cuốn sách về hoạ sĩ mỹ thuật Đông Dương Trịnh Hữu Ngọc
08/07/2023 - 10:21
Ngày 7/7, tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I (Hà Nội), đã diễn ra sự kiện giới thiệu cuốn sách "Họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc – Di sản đặc biệt của Mỹ thuật Đông Dương do con trai của cố hoạ sĩ - hoạ sĩ Trịnh Lữ tổ chức.
Cuốn sách "Họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc – Di sản đặc biệt của Mỹ thuật Đông Dương" là tâm huyết mà họa sĩ Trịnh Lữ viết về sự nghiệp hội họa, thực hành và giảng dạy thiết kế nội thất gỗ của cha ông, cố họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc - một người con Việt Nam được đào tạo bởi trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đầu thế kỷ 20, một người nghệ sĩ miệt mài với biết bao dấu ấn trong hội họa, thiết kế nội thất của Việt Nam.
Cuốn sách với gần 400 trang khổ lớn, hơn 600 hình ảnh và tranh vẽ, như một chuyến đi trải nghiệm dành cho độc giả để khám phá chân dung, cuộc đời và sự nghiệp của cố họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc. Sống, đi, chiêm nghiệm và vẽ, hành trình ấy của cụ Ngọc cứ miệt mài, không ngừng nghỉ để đạt đến đỉnh cao là "Thiền họa".
Buổi ra mắt sách có sự tham gia của tác giả, họa sĩ Trịnh Lữ (thứ hai từ bên trái vào) cùng một số họa sĩ, chuyên gia, nhà nghiên cứu mỹ thuật.
Phát biểu tại buổi ra mắt sách, họa sĩ Trịnh Lữ cho biết: "Năm 2017, tôi đã xuất bản cuốn sách đầu tiền về cha tôi nhưng sau hơn 5 năm qua, tôi đã phát hiện thêm nhiều tư liệu mới về sự nghiệp của cụ nên trong cuốn sách lần này tôi đã bổ sung rất nhiều câu chuyện, thông tin mới, khái niệm mới về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng mỹ thuật của cụ cũng như hoàn cảnh, xã hội lúc bấy giờ. Đây không chỉ là cuốn sách dành tặng cho gia đình, bạn bè của tôi mà tôi mong những câu chuyện trong cuốn sách sẽ được lan tỏa nhiều hơn đến với độc giả và góp phần giúp cho các nhà nghiên cứu về lịch sử mỹ thuật sẽ có thêm nhiều kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực này, qua đó, phát triển sáng tạo ngành mỹ thuật Việt Nam hơn nữa".
Cuốn sách "Họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc - Di sản đặc biệt của Mỹ thuật Đông Dương" bao gồm các phần: Cuộc đời và sự nghiệp với các bài viết về tuổi thơ, lập thân, học nghề, cách mạng và chiến tranh, cuộc đời mới…; Di sản đặc biệt điểm lại những tác phẩm của họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc từ thời sinh viên, đồ gỗ mémo, tác phẩm minh họa, tranh sơn ta, từ ấn tượng đến thiền họa…; Bình luận, tưởng niệm tập hợp những bài viết cảm tưởng, một số trích đoạn báo chí, thư... về họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc.
Không gian buổi ra mắt sách
Cuốn sách được viết theo dòng chảy thời gian cùng thăng trầm trong cuộc sống, bối cảnh văn hóa-xã hội, tác giả đã khắc họa được không chỉ khí chất, sự tiến bộ về tư tưởng cùng tài trí của cụ Ngọc trong giai đoạn nước nhà có nhiều thay đổi. Bên cạnh đó, họa sĩ Trịnh Lữ còn nêu bật những đóng góp của cụ cho quê hương trong không chỉ chiến tranh mà cả giai đoạn xã hội đổi mới, bất chấp những khó khăn và thử thách trong cuộc sống và sự nghiệp riêng.
Được đào tạo về hội họa tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, nhưng Trịnh Hữu Ngọc đã vận dụng kiến thức và sức sáng tạo cá nhân vào không chỉ cách vẽ tranh, nghiên cứu làm ra vóc sơn ta theo kỹ thuật riêng mà cả các lĩnh vực mỹ thuật khác, và gặt hái được những thành công. Những câu chuyện nghề được kể trong sách đã cho thấy một họa sĩ tài năng, đặc biệt là sự tiến bộ về tư tưởng trong sáng tạo. Một trong số đó là những đồ gỗ theo lối mới: tiết kiệm diện tích, dễ dàng lắp ghép, phù hợp với nhân trắc học người Việt.
Vậy nên khi đọc cuốn sách, độc giả sẽ thấy rằng sự nghiệp của ông gắn bó chặt chẽ với mỹ thuật ứng dụng, giúp làm giàu cho đời sống thiết thực của người dân bằng những ý tưởng và đóng góp từ tài năng Việt.
Bìa cuốn sách "Họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc – Di sản đặc biệt của Mỹ thuật Đông Dương"
"Nói đến phong cách mỹ thuật Đông Dương của họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc thì được xem như là một sản phẩm rất đặc biệt của trường Mỹ thuật Đông Dương bởi mục tiêu giảng dạy của trường là làm thế nào để cho tất cả giá trị thẩm mỹ, cổ điển của phương Tây được truyền đạt đến với những người họa sĩ Việt Nam nhằm giúp họ có một cơ sở sâu rộng để phát triển truyền thống mỹ thuật của riêng mình. Nên không chỉ cha tôi mà những người đã học ở trường đó đều có kiến thức rất vững chãi về mỹ thuật phương Tây để vận dụng vào Việt Nam. Từ đó, góp phần vào sự phát triển của ngành mỹ thuật của nước ta" – họa sĩ Trĩnh Lữ cho biết thêm.
Bên cạnh đó, nhà nghiên cứu Trần Hậu Yên Thế cho biết: "Năm 18 tuổi, lần đầu tiên tôi được xem tác phẩm của họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc và chỉ biết đến ông là một họa sĩ nổi tiếng. Tuy nhiên, sau đó, tôi đã tìm hiểu đọc những cuốn sách về cuộc đời và sự nghiệp của ông mới nhận thấy được hết tầm vóc to lớn của họa sĩ. Đánh giá về vai trò họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc cần phải nhìn ông là người thực hành văn hoá, một người thực hành đạo mới cho nghệ thuật, đưa nghệ thuật gắn vào cuộc sống bởi ông vốn là người học về hội họa nhưng lại gắn bó cả về thiết kế nội thất, thời trang nên đã mang một làn gió mới về cách sống cho người Việt. Chính vì thế, tôi coi đây là di sản đặc biệt cả về vật chất và tinh thần, một đóng góp vô cùng to lớn cho ngành mỹ thuật nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung".
Một số tác phẩm của cố họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc được thế hiện trong cuốn sách
Đồng thời, sự nghiệp của cụ đặc biệt được dẫn dắt bởi tư tưởng chân-thiện-mỹ xuyên suốt, mà tiêu biểu là cách thực hành Thiền họa "mắt nhìn tay vẽ", được thể hiện rất rõ qua kho tư liệu các tác phẩm trong cuốn sách này.
Qua đó, độc giả sẽ được chiêm nghiệm không chỉ cách vẽ, tư duy hội họa của Trịnh Hữu Ngọc theo cách nhìn hiện thực thiên về ấn tượng tình cảm, mà còn có cơ hội đối chiếu và so sánh những tác phẩm đó với bút pháp và phong cách của những thầy cô mà cụ Ngọc kính trọng là Victor Tardieu, Joseph Inguimberty hay Alix Aymé. Để từ đó hiểu được vì sao họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc xứng đáng là di sản đặc biệt của Mỹ thuật Đông Dương.
Họa sĩ Trịnh Lữ (tên thật là Trịnh Hữu Tuấn, sinh năm 1948 tại Hà Nội), ông được thừa hưởng tình yêu với hội họa từ cố họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc và Nguyễn Thị Khang. Ông bén duyên với nhiều nghề như vẽ, viết, dịch thuật và tư vấn truyền thông phát triển và đều đạt được những thành tựu lớn. Nhưng vẽ đối với Trịnh Lữ như hơi thở trong cuộc sống của chính gia đình ông.
Trịnh Lữ luôn nhắc đến cha mình như một người thầy lớn, người ảnh hưởng đến con, cháu trong gia đình từ cách sống, sự lựa chọn nghề nghiệp và cả tư duy nghệ thuật.
Theo Báo Tổ quốc
Bài viết khác
“Quà tháng 5 dâng Người” - Chương trình nghệ thuật đặc biệt tri ân và tỏ lòng biết ơn vô hạn của Nhân dân đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh
12/05/2025 - 15:06
Nhân dịp Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), vào tối 14/5 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt “Quà tháng 5 dâng Người” - một chương trình được dàn dựng công phu, giàu tính biểu cảm và chiều sâu tư tưởng, nhằm tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp và di sản vĩ đại của vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam.
Cục Nghệ thuật biểu diễn công bố các Quyết định bổ nhiệm ngạch Chuyên viên chính: Khẳng định năng lực, tinh thần cống hiến
07/05/2025 - 16:01
Sáng ngày 7/5/2025, tại trụ sở Cục Nghệ thuật biểu diễn đã diễn ra Lễ công bố các Quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc bổ nhiệm và xếp lương ngạch Chuyên viên chính đối với bốn công chức thuộc Cục Nghệ thuật biểu diễn.
XÚC ĐỘNG NHÌN LẠI CHƯƠNG TRÌNH NGHỆ THUẬT ĐẶC SẮC “MÙA XUÂN THỐNG NHẤT” - DẤU SON KHÉP LẠI CHUỖI HÀNH TRÌNH TỎA SÁNG
03/05/2025 - 13:00
Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Mùa xuân thống nhất” vào tối 29/4 tại TP.HCM, đã diễn ra trong không khí trang trọng, xúc động và đầy tự hào.
KHÁT VỌNG HÒA BÌNH VÀ LÒNG KIÊU HÃNH CỦA DÂN TỘC TẠI LỄ KỶ NIỆM TRỌNG THỂ 50 GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC
30/04/2025 - 16:31
Lễ kỷ niệm và diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước không chỉ là dịp tri ân chiến thắng vĩ đại 30/4/1975 mà còn là lời khẳng định hùng hồn về tầm vóc lịch sử của dân tộc Việt Nam trong hành trình giành lại độc lập, tự do và thống nhất non sông. Đây cũng là dịp phát huy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
Kỷ niệm trọng thể 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
30/04/2025 - 08:45
Sáng nay 30.4, tại TP.HCM, Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023-2025 tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975-30.4.2025).
Tổng Bí thư Tô Lâm dự chương trình nghệ thuật “Mùa xuân thống nhất” tại TP.HCM
29/04/2025 - 22:34
Tối 29.4, tại TP.HCM đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt “Mùa xuân thống nhất”. Chương trình do Bộ VHTTDL chủ trì, phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và UBND TP.HCM tổ chức.